ký hiệu điện theo tiêu chuẩn IEC

Xin gửi tặng các bạn tài liệu ký hiệu điện theo tiêu chuẩn IEC. Các bạn download file về để dành đọc dần nha!
tải xuông

Tài Liệu HMI Weintek – Easyview

Tài Liệu HMI Weintek – Easyview Để giúp các bạn dẽ dàng tiếp cận với Tài Liệu HMI Weintek – Easyview, đồng thời giảm bớt thời gian nghiên cứu lập trình. DACO cung cấp toàn bộ các tài liệu kỹ thuật và demo Project để các bạn tham khảo.
1. Phần mềm EB500 dùng cho HMI Weintek – Easyview MT500 Series: Download
2. Tài liệu hướng dẫn lập trình EB500 HMI Weintek – Easyview MT500:Download
3. Phần mềm EB8000 dùng cho HMI Weintek – Easyview MT6000i Series và MT8000i Series: Download
4. Tài liệu hướng dẫn lập trình EB8000 HMI Weintek – Easyview MT6000i Series và MT8000i Series: Download
5. Phần mềm Easy Builder Pro dùng cho HMI Weintek – Easyview eMT3000 Series vàMT8000iE Series: Download
6. Tài liệu hướng dẫn lập trình Easy Builder Pro  HMI Weintek – Easyview eMT3000 Series và MT8000iE Series: Download
7. Hướng dẫn kết nối HMI Weintek – Easyview với PLC (Siemens, Mitsubishi, OMRON, Delta, LS ….):Download

Mạch Cầu H Đảo Chiều Động Cơ

Cơ bản Điện 1 Chiều

Nguồn một chiều - DC

1 - Khái niệm cơ bản về dòng điện

1. Cấu trúc nguyên tử :
Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là
- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.
- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp suất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở thành các điện tử tự do.
- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.

2 . Bản chất dòng điện và chiều dòng điện .
Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử - đi từ âm sang dương )
3. Tác dụng của dòng điện :
Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.
- Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng
- Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng
- Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng.



2 - Dòng điện và điện áp một chiều
1. Cường độ dòng điện :
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I
- Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :
  •  Kilo Ampe = 1000 Ampe
  •  Mega Ampe = 1000.000 Ampe
  •  Mili Ampe = 1/1000 Ampe
  •  Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe 
2. Điện áp :
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.
- Điện áp tại điểm A gọi là UA
- Điện áp tại điểm B gọi là UB.
- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
UAB = UA - UB
- Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là
  •  Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol
  •  Mili Vol (mV) = 1/1000 Vol
  •  Micro Vol = 1/1000.000 Vol 
Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0

3 - Các định luật cơ bản
1. Định luật ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó .
Công thức : I = U / R trong đó 
  • I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)
  • U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V) 
  • R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm
2. Định luật ôm cho đoạn mạch
Đoạn mạch mắc nối tiếp:
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .


  •  Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3
  •  Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3 
  •  Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:



  •  Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E 
  •  I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3 
  •  Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở . 
3. Điện năng và công suất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ)
Công thức tính điện năng là :

W = U x I x t 

  •  Trong đó W là điện năng tính bằng June (J) 
  •  U là điện áp tính bằng Vol (V) 
  •  I là dòng điện tính bằng Ampe (A) 
  •  t là thời gian tính bằng giây (s) 

* Công suất .
Công suất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công suất được tính bởi công thức
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I

Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2


Nguồn:  hocnghetructuyen.vn


Tài liệu thiết bị đo lường

Tài liệu HMI-OP-TP-MP

Mạch khuếch đại


1.1 - Khái niệm về mạch khuyếh đại .
Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch khuyếch đại âm tần trong Cassete, Âmply, Khuyếch đại tín hiệu video trong Ti vi mầu v.v ...
Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :

  • Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuyếch đại về dòng điện :
    Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
  • Mạch khuyếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại công xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm một.

1.2 - Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuyếch đại được phân cực để KĐ ở chế độ A, chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
a) Mạch khuyếch đại ở chế độ A.Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào.

Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào


* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuyếch đại cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền khuyếch đại vv..
b) Mach khuyếch đại ở chế độ B.
Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, nếu khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuyếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.
Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.

* Mạch khuyếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ
khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau:
* Mạch khuyếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B .


Mạch khuyếch đại công xuất Âmply có : Q1 khuyếch đại ở chế độ A, Q2 và Q3 khuyếch đại ở chế độ B, Q2 khuyếch đại
cho bán chu kỳ dương, Q3 khuyếch đại cho bán chu kỳ âm.
c) Mạch khuyếch đại ở chế độ AB.
Mạch khuyếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuyếch đại ở chế độ B , nhưng có định thiện sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuyếch đại chế độ B, mạch này cũng được sử dụng trong các mạch công xuất đẩy kéo .
d) Mạch khuyếch đại ở chế độ C 
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín hiệu : Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.

Ứng dụng mạch khuyếch đại chế độ C trong mạch tách xung đồng bộ Ti vi mầu.

2 - Các kiểu mắc của Transistor
2.1 - Transistor mắc theo kiểu E chung.
Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần
xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau :


Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung , Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C

Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .

Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.
  • Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.
  • Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.
  • Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.
  • Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE
    tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm, và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
  • Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.

2.2 - Transistor mắc theo kiểu C chung.
Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn (Lưu ý: về phương diện xoay chiều thì dương
nguồn tương đương với mass), Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E, mạch có sơ đồ như sau :

Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E

Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .
  • Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
  • Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .
  • Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.
  • Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.
  • Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuyếch đại đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh, người ta thường dùng mạch Damper để khuyếch đại cho tín hiệu khoẻ hơn. Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn (ta sẽ tìm hiểu trong phần sau)

2.3 - Transistor mắc theo kiểu B chung.
  • Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.
  • Mach mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.


Mạch khuyếch đại kiểu B chung, khuyếch đại về điện áp và không khuyếch đại về dòng điện.

3 - Các kiểu ghép tầng
3.1 - Ghép tầng qua tụ điện.* Sơ đồ mạch ghép tầng qua tụ điện


Mạch khuyếch đại đầu từ - có hai tầng khuyếch đại được ghép với nhau qua tụ điện.
  • Ở trên là sơ đồ mạch khuyếch đại đầu từ trong đài Cassette, mạch gồm hai tầng khuyếch đại mắc theo kiểu E chung, các tầng được ghép tín hiệu thông qua tụ điện, người ta sử dụng các tụ C1 , C3 , C5 làm tụ nối tầng cho tín hiệu xoay chiều đi qua và ngăn áp một chiều lại, các tụ C2 và C4 có tác dụng thoát thành phần xoay chiều từ chân E xuống
    mass, C6 là tụ lọc nguồn.
  • Ưu điểm của mạch là đơn giản, dễ lắp do đó mạch được sử dụng rất nhiều trong thiết bị điện tử, nhược điểm là không khai thác được hết khả năng khuyếch đại của Transistor do đó hệ số khuyếch đại không lớn.
  • Ở trên là mạch khuyếch đại âm tần, do đó các tụ nối tầng thường dùng tụ hoá có trị số từ 1µF ÷ 10µF.
  • Trong các mạch khuyếch đại cao tần thì tụ nối tầng có trị số nhỏ khoảng vài nanô Fara.

3.2 - Ghép tầng qua biến áp .* Sơ đồ mạch trung tần tiếng trong Radio sử dụng biến áp ghép tầng

Tầng Trung tần tiếng của Radio sử dụng biến áp ghép tầng.

  • Ở trên là sơ đồ mạch trung tần Radio sử dụng các biến áp ghép tầng, tín hiệu đầu ra của tầng này được ghép qua biến áp để đi vào tầng phía sau.
  • Ưu điểm của mạch là phối hợp được trở kháng giữa các tầng do đó khai thác được tối ưu hệ số khuyếch đại , hơn nữa cuộn sơ cấp biến áp có thể đấu song song với tụ để cộng hưởng khi mạch khuyếch đại ở một tần số cố định.
  • Nhược điểm : nếu mạch hoạt động ở dải tần số rộng thì gây méo tần số, mạch chế tạo phức tạp và chiếm nhiều diện tích.

3.3 - Ghép tầng trực tiếp .
* Kiểu ghép tầng trực tiếp thường được dùng trong các mạch khuyếch đại công xuất âm tần.


Mạch khuyếch đại công xuất âm tần có đèn đảo pha Q1 được ghép trực tiếp với hai đèn công xuất Q2 và Q3.

4 - Phương pháp kiểm tra một tầng khuếch đại
4.1 - Trong các mạch khuyếch đại ( chế độ A ) thì phân cực như thế nào là đúng.


Mạch khuyếch đại được phân cực đúng.

  • Mạch khuyếch đại ( chế độ A) được phân cực đúng là mạch có
    UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc
  • Khi mạch được phân cực đúng ta thấy , tín hiệu ra có biên độ lớn nhất và không bị méo tín hiệu .

4.2 - Mạch khuyếch đại ( chế độ A ) bị phân cực sai.

Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá thấp .

Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá cao .

  • Khi mạch bị phân cực sai ( tức là UCE quá thấp hoặc quá cao ) ta thấy rằng tín hiệu ra bị méo dạng, hệ số khuyếch đại của mạch bị giảm mạnh.
  • Hiện tượng méo dạng trên sẽ gây hiện tượng âm thanh bị rè hay bị nghẹt ở các mạch khuyếch đại âm tần.

Phương pháp kiểm tra một tầng khuyếch đại.
  • Một tầng khuyếch đại nếu ta kiểm tra thấy UCE quá thấp so với nguồn hoặc quá cao sấp sỉ bằng nguồn => thì tầng khuyếch đại đó có vấn đề.
  • Nếu UCE quá thấp thì có thể do chập CE( hỏng Transistor) , hoặc đứt Rg.
  • Nếu UCE quá cao ~ Vcc thì có thể đứt Rđt hoặc hỏng Transistor.
  • Một tầng khuyếch đại còn tốt thông thường có :
    UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc



Nguồn: hocnghe.com.vn

bảng tóm tắt các công thức máy điện

hôm hay tài liệu tự động hóa  xin chia sẽ tài liệu bảng tóm tắt các công thức áy điện,gồm các công thức về máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, phục vụ giải bài tập máy điện...
tải xuống

Tài liệu kỹ thuật INVT

Tài liệu biến tần Mitsubishi

giáo trình c,c#,java

Tải Lập trình với C#, Tài liệu dành cho các bạn lập trình viên, với chủ đề Lập trình ngôn ngữ C#
nguồn đại học bách khoa đà nẵng
tải xuống 

Tự học lập trình C - Bài 3: Hằng - Biến - Toán tử - B.thức

Tự học lập trình C - Bài 3Hằng - Biến - Toán tử - B.thức, Chào mừng đến với loạt bài hướng dẫn lập trình Pascal cơ bản của ...ở bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khai báo biếnhằng và ... Một biểu thức bao gồm : toán tử (operator) và toán hạng (operand). ... Ví duï: Để giải phương trình bậc hai ta có thể phát biểu điều kiện về các hệ số A, BC như sau
3.1 Khai báo hằng
Hằng là các đại lượng mà giá  trị của nó không thay đổi trong quá trình tính toán.   Nguyên tắc đặt tên hằng theo nguyên tắc đặt tên của C.
+ Khai báo

Cú pháp:
            #define   <tên hằng>   <giá trị>
Diễn giải:
#define: Từ khóa để định nghĩa một biến hằng
<tên hằng>: là tên của hằng mà ta cần định nghĩa
<giá trị>: Giá trị khởi gán cho hằng
Ví dụ:
            #define   MAX   1000
            Lúc này, tất cả các tên MAX trong chương trình xuất hiện sau này đều được thay bằng 1000. Vì vậy, ta thường gọi MAX là tên hằng, nó biểu diễn số 1000.

3.2 Khai báo biến
+ Khai báo
Cú pháp
              <Kiểu dữ liệu> <Danh sách tên biến>;
Diễn giải:
- <Kiểu dữ liệu>: là kiểu dữ liệu muốn khai báo cho biến
- <Danh sách tên biến>: gồm các tên biến có cùng kiểu dữ liệu, mỗi tên biến cách nhau dấu phẩy (,), cuối cùng là dấu chấm phẩy (;).
Ví dụ
int iTuoi; //khai báo biến iTuoi có kiểu int
float fTrongLuong; //khai báo biến fTrongLuong có kiểu float
char cKyTu1, cKyTu2; //khai báo biến cKyTu1, cKyTu2 có kiểu char
+ Vừa khai báo vừa khởi gán giá trị cho biến
Có thể kết hợp việc khai báo với toán tử gán để biến nhận ngay giá trị lúc mới khai báo.
Ví dụ
Khai báo trước, gán giá trị sau

?
1
2
3
4
5
6
7
8
void <span style="height: 13px;" id="oqzf0t_7" class="oqzf0t">main</span>(void)
{
    int a, b, c;
    a = 1;
    b = 2;
    c = 5;
    
}
Vừa khai báo vừa gán giá trị:
?
1
2
3
4
5
void main(void)
{
    int a = 1, b = 2, c = 5;
    
}
+ Phạm vi của biến
Khi lập trình, phải nắm rõ phạm vi của biến. Nếu khai báo và sử dụng không đúng, không rõ ràng sẽ dẫn đến sai sót khó kiểm soát được.
a. Khai báo biến ngoài (biến toàn cục):
Vị trí biến đặt bên ngoài tất cả các hàm, cấu trúc...Các biến toàn cục có ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình. Chu trình sống của nó là bắt đầu từ khi chạy chương trình đến lúc kết thúc chương trình.
b. Khai báo biến trong (biến cục bộ):
Vị trí biến đặt bên trong hàm, cấu trúc…. Chỉ ảnh hưởng nội bộ bên trong hàm, cấu trúc đó…. Chu trình sống của nó bắt đầu từ lúc hàm, cấu trúc được gọi thực hiện đến lúc thực hiện xong.
3.3 Biểu thức
Biểu thức là sự phối hợp của những toán tử và toán hạng.
Ví dụ:
a + b
b = 1 + 5 * 2/i
a = 6 % (7 + 1)
x++ * 2/4 + 5 – power(i, 2)
Toán hạng sử dụng trong biểu thức có thể là hằng số, biến, hàm.
3.4 Phép toán
Trong C có 4 nhóm toán tử chính yếu sau đây:
+ Phép toán số học
+ : phép cộng   
– : phép trừ         
* : phép nhân
/ : phép chia
% : phép chia lấy phần dư, được áp dụng trên các toán hạng có kiểu dữ liệu char, int, long
+ Phép toán quan hệ
> : lớn hơn
>= : lớn hơn hoặc bằng
<   : nhỏ hơn
<= : nhỏ hơn hoặc bằng
== : bằng
!= : khác
@Lưu ý:
- Kết quả của phép toán quan hệ là số nguyên kiểu int, bằng 1 nếu đúng, bằng 0 nếu sai.
- Phép toán quan hệ ngoài toán hạng được sử dụng là kiểu dữ liệu số hoặc kiểu dữ liệu char.
+ Phép toán logic
! : (phép toán Phủ định)
&&: (phép toán Và)
|| : (phép Hoặc)
+ Phép toán trên bit (bitwise)
& : và(AND)
| : hoặc (OR)
^ : hoặc loại trừ (XOR)
>> : dịch phải
<< : dịch trái
~ : đảo
+ Phép gán hợp
Biểu thức gán là biểu thức có dạng:
            v=e
Trong đó v là một biến (hay phần tử mảng ), e là một biểu thức. Giá trị của biểu thức gán là giá trị của e, kiểu của nó là kiểu của v. Nếu đặt dấu ; vào sau biểu thức gán ta sẽ thu được phép toán gán có dạng:
            v=e;
Biểu thức gán có thể sử dụng trong các phép toán và các câu lệnh như các biểu thức khác. Ví dụ như khi ta viết
            a=b=5;
thì điều đó có nghĩa là gán giá trị của biểu thức b=5 cho biến a. Kết qủa là b=5 và a=5.
Hoàn toàn tương tự như :
            a=b=c=d=6; gán 6 cho cả a, b, c và d
            z=(y=2)*(x=6);            { ở đây * là phép toán nhân }
gán 2 cho y, 6 cho x và nhân hai biểu thức lại cho ta z=12.
+ Phép toán tăng giảm

C đưa ra hai phép toán một ngôi để tăng và giảm các biến (nguyên và thực). Toán tử tăng là ++ sẽ cộng 1 vào toán hạng của nó, toán tử giảm là -- sẽ trừ toán hạng đi 1.
Ví dụ 
            n=5
            m=4
            ++n      Cho ta   n=6
            --m       Cho ta   m=3
Ta có thể viết phép toán ++ và -- trước hoặc sau toán hạng: ++n, n++, --n, n--.

Sự khác nhau của ++n và n++ ở chỗ : trong phép n++ thì tăng giá trị của biến n lên 1 sau khi giá trị của nó đã được sử dụng, còn trong phép ++n thì n được tăng trước khi sử dụng. Sự khác nhau giữa n-- và --n cũng như vậy.
+ Toán tử điều kiện
Cú pháp:
<biểu thức đều kiện>?<biểu thức1>:<biểu thức2>
Diễn giải:Nếu biểu thức điều kiện có giá trị đúng thì kết quả là <biểu thức 1>, nếu sai kết quả là <biểu thức 2>

Ví dụ:
            a=2
            b=5
            max=(a>b)? a:b;

kết quả là max = 5