TỰ VIẾT LUẬN HÀNG TUẦN

TỰ VIẾT LUẬN HÀNG TUẦN 
"In about 120 - 150 words, write a paragraph about the place where you live."
 Biểu tượng cảm xúc smile 
_________
* Gợi ý:
- Nên viết về VILLAGE, TOWN hay CITY và chỉ cần nói đến nó thuộc đơn vị hành chính cao nhất của nó là CITY hay PROVINCE (tỉnh) nào dó.
- Nói về đặc điểm nổi trội: điểm du lịch (TOURIST ATTRACTION), phong cảnh (LANDSCAPE), di tích lịch sử (HISTOTRIC SITE), đặc sản (SPECIALITY), loại hình nghệ thuật (QUAN HO FOLK SONGS) .......... - đại loại là cái gì nổi tiếng chỗ mình
- Câu kết bài gợi ý (bài của anh không dùng Biểu tượng cảm xúc cry ):
"If you have a chance to visit my......... I would volunteer to be your tour guide and lead you to famous places in my .........."
"If you visit my ......... you will surely be impressed by its ..........
"If you visit my .........., don't forget to taste ........ and visit ........... as they are the most special things in my ...............
___________________
Bài MẪU
(thực sự chỗ anh ở không có gì quá đặc biệt nên bài của anh viết tù quá, không hay được. Biểu tượng cảm xúc cry Biểu tượng cảm xúc cry Biểu tượng cảm xúc cry - nhưng anh không muốn chém gió vì đó là quê mình Biểu tượng cảm xúc colonthree Biểu tượng cảm xúc kiki )
I live in Viet Quang town located in Ha Giang province. It is a small town with a lot of mountains as my province is a mountainous one. My town is famous for its beautiful waterfalls and streams flowing through dense forests. There is a large lake recognised as a place for ecotourism . My town has two specialities: tea and oranges. Tea trees are grown on high hills a long the national road. The tea has a special taste that makes it in my town unique compared with tea in other places. Orange trees also grow well because of the suitable soil. Oranges have a specially sweet taste that creates their fame. I will possibly live far from my town when I become a university student but no matter where I am, it is always the place I put in a special place in my mind.

Trọng âm từ và trọng âm câu trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm đó là trọng âm của từ (âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những từ được nhấn mạnh trong một câu). Việc nắm vững hai loại trọng âm này rất quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu và phát âm chuẩn như người bản ngữ.

1. Trọng âm từ trong tiếng Anh

1.1. Trọng âm từ là gì?
Để hiểu được trọng âm của một từ, trước hết người học phải hiểu được thế nào là âm tiết. Mỗi từ đều được cấu tạo từ các âm tiết. Âm tiết là một đơn vị phát âm, gồm có một âm nguyên âm (/ʌ/, /æ/, /ɑː/, /ɔɪ/, /ʊə/...)và các phụ âm (p, k, t, m, n...) bao quanh hoặc không có phụ âm bao quanh. Từ có thể có một, hai, ba hoặc nhiều hơn ba âm tiết.
Ví dụ:
Từ
Phiên âm
Số lượng âm tiết
Fun
/fʌn/
1
Fast
/fæst/
1
Swim
/swɪm/
1
Whisker
/ˈwɪskər/
2
Important
/ɪmˈpɔːrtnt/
3
Tarantula
təˈræntʃələ
4
International
/ˌɪntərˈnæʃnəl/
5
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trọng cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiêu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Ví dụ: happy / ˈhæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
clever /ˈklevər/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
arrange /əˈreɪndʒ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
engineer /ˌendʒɪˈnɪr/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nir/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /en/
Japanese /ˌdʒæpəˈniːz/ trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /ˈniːz/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /dʒæ/

Trọng âm từ và trọng âm câu trong tiếng Anh
Trọng âm từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm bất cứ từ nào đều có trọng âm rất tự nhiên đến mức họ không biết là họ có sử dụng trọng âm.Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu được là người học tiếng Anh muốn nói gì và họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ. Chẳng hạn: từ desert có hai cách nhấn trọng âm: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất/ˈdezərt/ thì đó là danh từ, có nghĩa là sa mạc, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /dɪˈzɜrt/ thì đó là động từ, có nghĩa là bỏ rơi, đào ngũ. Trong tiếng Anh, có một số từ được viết giống nhau nhưng trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo từ loại. Như vậy phát âm đúng trọng âm của một từ là yếu tố đầu tiên giúp sinh viên nghe hiểu và nói được như người bản ngữ.

1.2. Các quy tắc đánh dấu trọng âm từ

1.2.1.  Từ có hai âm tiết
a. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
- Đối với hầu hết các danh từ và tính từ có hai âm tiết trong tiếng Anh thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:   Danh từ: center /ˈsentər/, object /ˈɑːbdʒɪkt/, flower /ˈflaʊər/...
Tính từ: happy/ ˈhæpi/, present /ˈpreznt/ , clever /ˈklevər/, sporty /ˈspɔːrti/ ...
-Các động từ chứa nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ hai và  kết thúc bằng một (hoặc không ) phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ :         enter/ ˈentər/, travel/ ˈtrævl/ , open /ˈoʊpən/ ...
-Ngoài ra, các động từ tận cùng là ow, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:  borrow / ˈbɔːroʊ/, follow /ˈfɑːloʊ/...
b. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
- Hầu hết các động từ, giới từ có hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: Động từ: relax /rɪˈlæks/, object /əbˈdʒekt/, receive / rɪˈsiːv/ , accept /əkˈsept/...
Giới từ: among /əˈmʌŋ/, aside /əˈsaɪd/ , between /bɪˈtwiːn/...
-Các danh từ hay tính từ chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi ở âm tiết thứ hai hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó.
Ví dụ: belief /bɪˈliːf/, Japan /dʒəˈpæn/, correct /kəˈrekt/, perfume /pərˈfjuːm/, police /pəˈliːs/ ...
-Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: unwise /ˌʌnˈwaɪz/, prepare /prɪˈper/, dislike /dɪsˈlaɪk/, redo /ˌriːˈduː/
1.2.2. Từ có ba âm tiết và nhiều hơn ba âm tiết
a. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/...
b. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
- Nếu các động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai .
Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/, remember /rɪˈmembər/, inhabit /ɪnˈhæbɪt/,examine /ɪɡˈzæmɪn/...
- Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /i/ hoặc /ə/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: familiar /fəˈmɪliər/, considerate /kənˈsɪdərət/...
- Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
1.2.3. Các từ chứa hậu tố
- Các từ tận cùng là -ic, -tion, -sion , -ious, -ian, -ial thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai tính từ cuối lên.
Ví dụ : economic /ˌiːkəˈnɑːmɪk/, linguistic /lɪŋˈɡwɪstɪk/, geologic /ˌdʒiːəˈlɑːdʒɪk/...
- Các từ tận cùng là -cy, -ty, -phy , –gy, -ible, -ant, -ical, -ive, -ual, -ance/ence, -ify, - al/ ar,  - uous, -ual thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên.
Ví dụ: privacy /ˈpraɪvəsi /, credibility/ˌkredəˈbɪləti/ , photography /fəˈtɑːɡrəfi /, geology /dʒiˈɑːlədʒi/, practical /ˈpræktɪkl /...
- Các từ chứa hậu tố: -ain, -eer, -ese, esque thì trọng âm rơi vào chính các hậu tố đó
Ví dụ: Japanese /ˌdʒæpəˈniːz/, mountaineer /ˌmaʊntnˈɪr/, entertain / ˌentərˈteɪn /
picturesque /pɪktʃəˈresk/...
- Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish,-less, -ment, -ous.
Ví dụ: comfortable /ˈkʌmftəbl /, happiness / ‘hæpinəs/, amazing /əˈmeɪzɪŋ /,  continuous /kənˈtɪnjuəs /...
1.2.4. Từ ghép
-  Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:  doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ ...
- Tính từ ghép : trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ:good-tempered,  self- confident, well-dressed, hard-working,  easy-going
- Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: Understand /ʌndərˈstænd /, overflow /ˌoʊvərˈfloʊ/

2. Trọng âm trong câu tiếng Anh

Trong tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng,vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Ngoài ra, trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ giao tiếp tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau.
Ví dụ:        I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học)
I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác)
Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu.
Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu, làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp. Chúng thường ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói.
Nếu trong một câu, các từ thuộc về mặt cấu trúc bị lược bỏ đi, chỉ còn những từ thuộc về mặt nội dung thì người nghe vẫn hiểu được nghĩa của câu. Ngược lại nếu bỏ đi content words thì người nghe không thể hiểu được ý nghĩa của câu.
Ví dụ: We want to go to work.
I am talking to my friends.
You’re sitting on the desk, but you aren’t listening to me.
What did he say to you in the garden?
Những từ được in đậm trong những ví dụ trên là content words và được nhấn trọng âm. Những từ không in đậm là structure words, không được nhấn trọng âm.
2.1. Từ thuộc về mặt nội dung: được nhấn trọng âm
Những từ mang nghĩa
Ví dụ
Động từ chính
sell, give, employ, talking, listening
Danh từ
car, music, desk
Tính từ
big, good, interesting, clever
Trạng từ
quickly, loudly, never
Trợ động từ (dạng phủ định)
don’t, can’t, aren’t
Đại từ chỉ định
this, that, those, these
Từ để hỏi
Who, Which, Where

2.2. Từ thuộc về mặt cấu trúc: không được nhấn trọng âm
Những từ đúng về mặt cấu trúc
Ví dụ
Đại từ
he, we, they
Giới  từ
on, at, into
Mạo từ
a, an, the
Từ nối
and, but, because
Trợ động từ
can, should, must
Động từ ‘tobe’
am, is, was

3. Bài tập đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh
Exercise 1 : Choose the word that has a different stress pattern from the others.
6. A. mountain
B. maintain
C. fountain
D. certain
7.A. reply
B. appeal
C. offer
D. support
8. A. answer
B. allow
C. agree
D. deny
9. A compare
B. approve
C. enter
D. pollute
10. A. mother
B. relax
C. father
D. garden
11. A decide
B. combine
C. apply
D. happen
12. A promise
B. picture
C. listen
D. accept
13. A apple
B. England
C. shampoo
D. grammar
14. A open
B. provide
C. complete
D. prefer
15. A become
B. promise
C. suggest
D. disorder
16. A flower
B. exclude
C. husband
D. farmer
17. A. doctor
B. simple
C. castle
D. enlarge
18. A. decide
B. behave
C. offer
D. occur
19. A. exciting
B. telephone
C. tomorrow
D. November
20.A.  policeman
B. cinema
C. yesterday
D. politics

Exercise 2 :Luyện bài tập về trọng âm của từ
a. situation
b. appropriate
c. informality
d. entertainment
a. example
b. consider
c. several
d. attention
a. verbal
b. suppose
c. even
d. either
a. attract
b. person
c. signal
d. instance
a. certain
b. couple
c. decide
d. equal
a. attractiveness
b. traditional
c. generation
d. American
a. summary
b. different
c. physical
d. decision
a. believe
b. marriage
c. response
d. maintain
a. partnership
b. romantic
c. actually
d. attitude
a. possible
b. university
c. secondary
d. suitable
a. confident
b. important
c. together
d. exciting
a. biologist
b. generally
c. responsible
d. security
a. family
b. whenever
c. obedient
d. solution
a. hospital
b. mischievous
c. supportive
d. special

a. across
b. simply
c. common
d. brother
a. social
b. meter
c. notice
d. begin
a. whistle
b. table
c. someone
d. receive
a. discuss
b. waving
c. airport
d. often
a. sentence
b. pointing
c. verbal
d. attract
a. problem
b. minute
c. suppose
d. dinner
a. noisy
b. party
c. social
d. polite
a. restaurant
b. assistance
c. usually
d. compliment
a. impolite
b. exciting
c. attention
d. attracting
a. obvious
b. probably
c. finally
d. approaching
a. waiter
b. teacher
c. slightly
d. toward

a. maximum
b. decision
c. requirement
d. admission
a. veterinary
b. consequently
c. application
d. difficulty
a. considerable
b. information
c. librarian
d. technician
a. interviewer
b. preparation
c. economics
d. education
a. certificate
b. necessary
c. economy
d. geography
a. mathematics
b. engineering
c. scientific
d. laboratory
a. university
b. application
c. technology
d. entertainment

CÁCH GIẢI BÀI TẬP ĐẠI TỪ QUAN HỆ

CÁCH GIẢI BÀI TẬP ĐẠI TỪ QUAN HỆ:

DẠNG 1: NỐI 2 CÂU: Dạng này đề bài người ta cho 2 câu riêng biệt và yêu cầu mình dùng đại từ quan hệ nối chúng lại với nhau. Các bước làm dạng này như sau:
  • Bước 1: Chọn 2 từ giống nhau ở 2 câu: Câu đầu phải chọn danh từ, câu sau thường là đại từ ( he ,she ,it ,they ...) ví dụ : The man is my father. You met himyesterday.
  • Bước 2: Thế who,which... vào chữ đã chọn ở câu sau, rồi đem  (who ,which ..) ra đầu câu => The man is my father. You met him yesterday. Ta thấy him là người, làm túc từ nên thế whom vào  -> The man is my father.You met whom yesterday. Đem whom ra đầu câu  -> The man is my father. whom You met yesterday. tieng anh giao tiep
  • Bước 3 : Đem nguyên câu sau đặt ngay phía sau danh từ đã chọn ở câu trước. The man is my father. whom You met yesterday -> The man whom You metyesterday is my father
DẠNG 2 : ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG: Dạng này đề bài người ta cho sẳn một câu đã được nối với nhau nhưng chừa chỗ trống để thí sinh điền đại từ quan hệ vào. Các bước làm dạng này như sau:
+ Nhìn danh từ phía trứơc (kế bên chỗ trống) xem người hay vật ( hoặc cả hai ):
- Nếu vật thì ta điền WHICH / THAT
The dog __________ runs .....( thấy phiá trứoc là dog nên dùng WHICH / THAT)
Nếu là : REASON, CAUSE thì dùng WHY
The reason ________ he came ... ( dùng WHY )
- Nếu là thơì gian thì dùng WHEN
- Nếu là nơi chốn thì dùng WHERE 

Lưu ý :
WHEN , WHERE , WHY không làm chủ từ, do đó nếu ta thấy phía sau chưa có chủ từ thì ta phải dùng WHICH / THAT chứ không được dùng WHEN , WHERE , WHY.
Do you know the city _______ is near here ?
Ta nhận thấy city là nơi chốn, nhưng chớ vội vàng mà điền WHERE vào nhé ( cái này bị dính bẩy nhiều lắm đấy !  ). Hãy nhìn tiếp phía sau và ta thấy kế bên nó là IS ( động từ ) tức là chữ IS đó chưa có chủ từ, và chữ mà ta điền vào sẽ làm chủ từ cho nó -> không thể điền WHERE mà phải dùng WHICH /THAT ( nếu không bị cấm kỵ )
-> Do you know the city __WHICH / THAT_____ is near here ?
- Nếu ta thấy rõ ràng là thời gian, nơi chốn nhưng xem kỹ phía sau động từ người ta có chừa lại giới từ hay không, nếu có thì không đựoc dùng WHEN , WHERE, WHY mà phải dùng WHICH / THAT
The house ________ I live in is nice .
Ta thấy house là nơi chốn, nhưng chớ vội điền WHERE nhé, nhìn sau thấy ngừoi ta còn chừa lại giới từ IN nên phải dùng WHICH /THAT -> The house ___which/that_____ I live in is nice 

Nhưng đôi khi ngưoì ta lại đem giới từ lên để trứoc thì cũng không đựoc dùng WHERE nữa: The house in ___which_____ I live is nice
- Nếu là NGƯỜI thì ta tiếp tục nhìn phía sau xem có chủ từ chưa ? nếu có chủ từ rồi thì ta dùng WHOM / THAT, nếu chưa có chủ từ thì ta điền WHO / THAT.
- Lưu ý : nếu thấy phía sau kế bên chổ trống là một danh từ trơ trọi thì phải xem xét nghĩa xem có phải là sở hửu không, nếu phải thì dùng WHOSE .
The man ________son studies at .....
Ta thấy chữ SON đứng một mình khôNG có a ,the ,.. gì cả nên nghi là sở hửu, dịch thử thấy đúng là sở hửu dùng WHOSE  (người đàn ông mà con trai của ông ta . .. )
=> The man ____( whose )____son studies at .....
- Nếu phía trứoc vừa có người + vật thì phải dùng THAT: The man and his dog THAT ....

Đại từ quan hệ và các dạng bài tập thường gặp trong tiếng anh

Đại từ quan hệ: Lý thuyết và cách làm bài tập về đại từ quan hệ Who, Which, Whom trong tiếng anh. Đại từ quan hệ (relative pronouns) có thể được dùng trong những mệnh đề xác định (defining clause) hay những mệnh đề không xác định (non-defining clause).
Bạn đang theo dõi các nội dung về đại từ quan hệ trong tiếng anh, đây là 1 phần nội dung của chương trình đào tạo tiếng anh cho người mất căn bản tại Academy.vn. Bạn có thể theo dõi bài viết này để hiểu các khái niệm về đại từ quan hệ cũng như những lưu ý khi sử dụng Who, Which, Whom, kèm theo các phương pháp giải bài tập về đại từ quan hệ trong tiếng anh. Bạn cũng có thể đăng ký tham gia chương trình tiếng anh cho người mất căn bản để được hệ thống hoá kiến thức một cách bài bản theo giáo trình được biên soạn dành riêng cho người mất căn bản đã lâu/ người mới học tiếng anh. Theo dõi video giới thiệu về chương trình này:
Click để tham gia khoá học tiếng anh cơ bản tại Academy.vn

Đại từ quan hệ & 3 chức năng ngữ pháp trong câu:

Đại từ quan hệ (relative pronouns) có 3 chức năng ngữ pháp chính trong một câu:
  • Thay cho một danh từ ngay trước nó, làm một nhiệm vụ trong mệnh đề (clause) theo sau, liên kết mệnh đề với nhau.
  • Đại từ quan hệ có hình thức không thay đổi dù thay cho một danh từ số ít hay số nhiều.
  • Động từ theo sau thay đổi tùy theo tiền tiến từ của đại từ quan hệ. Mệnh đề có chứa đại từ quan hệ được gọi là mệnh đề quan hệ (relative clause) hay mệnh đề tính ngữ (adjective clause). Danh từ được đại từ quan hệ thay thế gọi là tiền tiến từ (antecedent) của nó.
Đại từ quan hệ (relative pronouns) có thể được dùng trong những mệnh đề xác định (defining clause) hay những mệnh đề không xác định (non-defining clause). Ở một số tài liệu học tiếng anh khác người ta còn gọi là mệnh đề hạn chế (restrictive clause) hay mệnh đề không hạn chế (non-restrictive clause).

Mệnh đề xác định (defining clause) là những mệnh đề giúp làm rõ nghĩa tiền tiến từ. Không có mệnh đề này ta không hiểu rõ nghĩa mệnh đề còn lại. Ví dụ: The man whom you met yesterday is a dentist. => Không có mệnh đề whom you met yesterday ta không rõ the man đó là ai.
Mệnh đề không xác định (non-defining clause) là mệnh đề không làm rõ nghĩa tiền tiến từ. Không có nó mệnh đề còn lại vẫn rõ nghĩa. 
Ví dụ: My father, whom you met yesterday, is a dentist. => Không có mệnh đề whom you met yesterday người ta vẫn hiểu rõ mệnh đề còn lại. Nhờ có tính chất xác định và không xác định này mà ta có thể hiểu rõ nghĩa các câu sau:
(a) All the books, which had pictures in them, were sent to Daisy.
(b) All the books which had pictures in them were sent to Daisy.
Ở câu (a) người ta gửi tất cả sách cho Daisy, và trong sách ấy có hình. Ở câu (b) người ta chỉ gửi cho Daisy những quyển sách có hình, những quyển khác không có hình và không được gửi cho Daisy.

Có 5 đại từ quan hệ chính với chức năng ngữ pháp như trong bảng kê sau:

Đại từ quan hệThay thế cho loại danh từ Nhiệm vụ trong câu
Who chỉ người chủ từ
Whom chỉ ngườitúc từ
Which chỉ vậtchủ từ hay túc từ
Thatchỉ người hay chỉ vật chủ từ hay túc từ
Whosechỉ ngườichỉ quyền sở hữu
Về mệnh đề quan hệ THAT: THAT bắt buộc dùng trong những trường hợp sau:
  • Sau những tính từ ở dạng so sánh cực cấp (superlative): Yesterday was one of the coldest days that I have ever known.
  • Sau những cách nói mở đầu bằng ‘It is/was…’: It is the teacher that is important, not the kind of school he teaches in.
  • Sau những tiền tiến từ (antecedent) vừa là người, vừa là vật: He talked brilliantly of the men and the books that interested him.
Về mệnh đề quan hệ WHOSE: WHOSE thay cho một danh từ chỉ người đứng trước, chỉ quyền sở hữu đối với danh từ theo sau nó. Giữa WHOSE và danh từ theo sau không có mạo từ (article). Một đôi khi WHOSE cũng được dùng thay cho danh từ chỉ vật ở trước. Trong các trường hợp khác người ta dùng OF WHICH.
  • The man whose car was stolen yesterday is my uncle.
  • He came in a car the windows of which was broken.
Về cách dùng Who và of Which:
WHOSE : dùng cả cho người và vật
This is the book. Its cover is nice
-> This is the book whose cover is nice .
-> This is the book the cover of which is nice
WHOSE: đứng trứoc danh từ
OF WHICH : đứng sau danh từ ( danh từ đó phải thêm THE )
OF WHICH : chỉ dùng cho vật ,không dùng cho người.
This is the man . His son is my friend.
  • -> This is the man the son of which is my friend.( sai )
  • -> This is the man whose son is my friend.( đúng )

Những lưu ý khi dùng đại từ quan hệ ( Who, Which, Whom .... )

1.Khi nào dùng dấu phẩy? Khi danh từ đứng trước who ,which,whom... là :
  • Danh từ riêng ,tên: Ha Noi , which .... Mary ,who is ...
  • Có this ,that ,these ,those đứng trước danh từ: => This book ,which ....
  • Có sở hửu đứng trước danh từ: => My mother ,who is ....
  • Là vật duy nhất ai cũng biết : ( Sun ( mặt trời ) ,moon ( mặt trăng ) => The Sun ,which ...

2. Đặt dấu phẩy ở đâu ?

- Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuối mệnh đề => My mother , who is a cook , cooks very well
- Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề ,cuối mệnh đề dùng dấu chấm. => This is my mother , who is a cook .

3. Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ WHO ,WHICH ,WHOM...:

Khi nó làm túc từ và phía trước nó không có dấu phẩy ,không có giới từ ( whose không được bỏ )[/COLOR]
This is the book which I buy. => Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I ,động từ là buy ) ,phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có thể bỏ which đi: -> This is the book I buy.
  • This is my book , which I bought 2 years ago. => Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được .
  • This is the house in which I live. => Trước which có giới từ in nên cũng không bỏ which đựơc .
  • This is the man who lives near my house. => Who là chủ từ ( của động từ lives ) nên không thể bỏ nó được .
4. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT: Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ :
  • This is my book , that I bought 2 years ago. (sai) vì phía trước có dấu phẩy -. phải dùng which
  • This is the house in that I live .(sai) vì phía trước có giới từ in - phải dùng which
5. Khi nào bắt buộc dùng THAT: Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có ngừơi vừa có vật
  • The man and his dog that ....
  • That thay thế cho : người và chó

Câu phủ định trong tiếng anh

tìm hiểu về câu phủ định trong tiếng anh (Negative Sentences): Cấu trúc, cách viết và tạo câu phủ định trong tiếng anh, sử dụng Some/any để nhấn mạnh câu phủ định, cấu trúc của câu phủ định song song, phủ định kết hợp với so sánh ...

Học tiếng anh

Câu khẳng định

Câu phủ định trong tiếng anh

Câu nghi vấn

Thì hiện tại đơn - Simple present tense.
Với động từ thường:
Subject + Verb 1 + Objects.
Với động từ To be:
Subject + Be + Noun + Objects.
Subject + Be + Adjective + Objects.
Với động từ thường:
Subject + Don't / Doesn't + Verb (bare) + Objects.
Với động từ To be:
Subject + Be Not + Noun + Objects.
Subject + Be Not + Adjective + Objects.
Với động từ thường:
Do / Does + Subject + Verb (bare) + Objects.
Với động từ To be:
Am + I + Noun / Adjective + Objects.
Is + He / She / It + Noun / Adjective + Objects.
Are + You / They / We + Noun / Adjective + Objects. ( hoc tieng anh )
Thì hiện tại tiếp diễn - Present Continuous Tense.I + Am + V-ing + Objects.
He / She / It + Is + V-ing + Objects.
You / We / They + Are + V-ing + Objects.
Dạng này thì bạn chỉ cần thêm "not" phía sau to-be.Chuyển to be ra ngoài đầu câu, còn bên trong không có thay đổi.
Thì hiện tại hoàn thành - Present Perfect Tense:Subject + Has / Have + Verb 3 + Objects.Dạng này ta chỉ cần thêm "not" sau "has" hoặc "have", phía cuối câu thêm từ "yet" để nhấn mạnh.
Has / Have + Subject + Verb 3 + Objects + Yet?
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn - Present Perfect Continuous Tense.Subject + Has / Have + Been + V-ing + Objects.Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.Dạng phủ định và dạng nghi vấn cũng có công thức tương tự như thì hiện tại hoàn thành, chỉ khác là thay vì ở giữa câu là Verb 3 thì ở đây sẽ là Been + V-ing.

Các dạng câu phủ định trong tiếng anh

1. Cách viết / tạo câu phủ định

Phủ định song song, phủ định kép, phủ định của các động từ đặc biệt là một phần ngữ pháp quan trọng trong khi học tiếng anh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phần ngữ pháp này để có thể sử dụng các câu phủ định chính xác nhất nhé. Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be . Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp của do, does hoặc did để thay thế.
Tìm hiểu về câu phủ định trong tiếng anh (Negative Sentences)

Tìm hiểu về câu phủ định trong tiếng anh (Negative Sentences)

Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be. Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp củado, does hoặc did để thay thế. Ví dụ:
  • John is rich => John is not rich.
  • Mark has seen Bill => Mark has not seen Bill
  • Mary can swim => Mary cannot swim.
  • I went to the store yesterday => I did not go to the store yesterday.
  • Mark likes spinach => Mark doesn’t like spinach.
  • I want to leave now => I don’t want to leave now.

*** Xem thêm các bài viết về ngữ pháp tiếng anh / học tiếng anh online ***

    2. Sử dụng Some/any để nhấn mạnh câu phủ định

    Đặt any trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít để nhấn mạnh một câu phủ định. Some trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành any/no + danh từ/a single + danh từ số íttrong câu phủ định.
    Ví dụ:
    John has some money => John doesn't have any money.
    John có một ít tiền => John chẳng có lấy một đồng nào.

    3. Cấu trúc của câu phủ định song song

    • Negative... even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không ... mà lại càng không.
    Ví dụ:
    • These students don't like reading novel, much less textbook. Những sinh viên này chẳng thích đọc tiểu thuyết, chứ chưa nói đến sách giáo khoa.
    • It's unbelieveable how he could have survived such a freefall, much less live to tell about it on television. Thật không thể tin được anh ta lại có thể sống sót sau cú rơi tự do đó, chứ đừng nói đến chuyện lên TV kể về nó.

    4. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?)

    Nhấn mạnh cho sự khẳng định của người nói.
    • Shouldn 't you put on your hat, too! : Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi.
    • Didn't you say that you would come to the party tonight: Thế anh đã chẳng nói là anh đi dự tiệc tối nay hay sao.
    Dùng để tán dương
    • Wasn 't the weather wonderful yesterday: Thời tiết hôm qua đẹp tuyệt vời.
    • Wouldn't it be nice if we didn't have to work on Friday. Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 6.

    5. Phủ định kết hợp với so sánh

    Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)
    Ví dụ:
    • I couldn't agree with you less = I absolutely agree with you. Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu.
    • You couldn't have gone to the beach on a better day = It's the best day to go to the beach. Cậu sẽ không thể tìm ra ngày nào tốt hơn để đi tắm biển đâu.
    Lưu ý: The surgery couldn't have been more unnecessary. = absolutely unnecessary ( Không cần phải làm phẫu thuật nữa.)

    6. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ

    Có một số phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định. Khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa
    • Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
    • Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.
    subject + negative adverb + positive verb

    subject + to be + negative adverb
    Ví dụ:
    • John rarely comes to class on time. John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ.
    • Tom hardly studied lastnight. Tôm chẳng học gì tối qua.
    • She scarcely remembers the accident. Cô ấy khó mà nhớ được vụ tai nạn.
    • We seldom see photos of these animals. Chúng tôi hiếm khi thấy ảnh của những động vật này.

    *Lưu ý: các phó từ này không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà mang nghĩa gần như phủ định. Đặc biệt là những từ như barely và scarcely khi đi với những từ như enough và only hoặc những thành ngữ chỉ sự chính xác.
    • Do you have enough money for the tution fee? ~ Only barely. Con có đủ tiền đóng học phí không? ~ Vừa đủ ạ.

    7. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt

    Đối với những động từ như think, believe, suppose, imagine + that + clause. Khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.
    • I don't think you came to class yesterday. (Không dùng: I think you didn't come to class yesterday) Thầy không nghĩ là hôm qua em có đi học đâu.
    • I don't believe she stays at home now. Tôi không tin là giờ cô ấy ở nhà.

    8. No matter

    No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có... đi chăng nữa... thì
    • No matter who telephones, say I'm out. Dù là ai gọi đến đi nữa thì cũng cứ nói là tôi đi vắng nhé.
    • No matter where you go, you will find Coca-Cola. Dù anh có đi đến đâu, anh cũng sẽ thấy nhãn hiệu Coca-Cola
    No matter who = whoever; No matter what = whatever
    • No matter what(whatever) you say, I won't believe you. Dù anh có nói gì đi nữa thì tôi cũng sẽ không tin anh đâu.
    Các cấu trúc này có thể đứng cuối câu mà không cần có mệnh đề theo sau:
    • I will always love you, no matter what. Anh sẽ luôn yêu em, dù có chuyện gì đi nữa.

    9. Cách dùng Not ... at all; at all trong câu phủ định

    - Not ... at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định
    • I didn't understand anything at all. Tôi chả hiểu gì cả.
    - At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any...
    • Do you play poker at all? Anh có chơi bài poker được chứ?