Câu Chuyện Về Những Ước Mơ: Nếu ước mơ đủ lớn

Câu Chuyện Về Những Ước Mơ: Nếu ước mơ đủ lớn
Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó.
Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả.
Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói: "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ nhận được học bổng vào Đại học. Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp.
Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình. Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật là thích thú khi xem cô bé chơi.
Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "O,À không có gì,"
câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là với chiều cao thấp như vậy cô sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học đi.
Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học bổng, thì không có gì có thể ngăn cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa: "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả những điều khác chỉ là chuyện nhỏ".
Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô được mời vào trường, với học bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé ấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.
Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô: "Cha đang bị bệnh, cưng ạ. Cha bị ung thư. Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi con. Cha yêu con lắm."
Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé – đã qua đời. Trước đó, cô bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm lấy tay cô và gắng sức nói: "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi". Ông nài nỉ: "Hứa đi con". Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả lời: "Dạ con xin hứa với cha".
Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa trường và ở nhà, nơi mẹ cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để đánh quỵ cô.
Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ những lời cha cô đã nói: "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha tin ở con".
Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha. Cô bé đã thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6 năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc chiều xuống.Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè:"Nếu ước mơ đủ lớn thì những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ”.

Cách lấy lại tinh thần khi buồn chán

Mỗi khi bạn cảm thấy tinh thần lao nhanh xuống dốc, ủ ê, chán nản, tuyệt vọng.., bạn thường có hai lựa chọn: hoặc là tiếp tục làm những điều bấy lâu bạn vẫn làm, chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực đó hoặc là quyết định làm một điều gì đó để vực lại tinh thần. Lựa chọn số hai quả thực không đơn giản trong thời điểm đó nhưng không có gì là không thể phải không nào. Dưới đây là 10 điều nên làm khi bạn rơi vào tình trạng chán chường để giành lại niềm vui.
1. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân 
Chúng ta có thói quen hay gây áp lực lên bản thân chính mình. Hướng đến những điều tốt đẹp hoàn hảo không có gì sai trái, nhưng lúc này hay lúc khác, bạn cần ngồi xuống, xem xét lại và hài lòng với những gì mình đang có.
Khi chán nản, hãy thử nghĩ đến những thứ trong cuộc sống mà bạn hàm ơn, tập trung vào những gì bạn có, quên đi những thứ không thuộc về bạn. Hãy nhớ một điều, hạnh phúc là một lựa chọn. Bạn có thể chọn cách ủ ê, chán nản, hoặc bạn có thể chọn lấy hạnh phúc của riêng mình.

2. Dịch chuyển
Một trong những cách tốt nhất để rũ bỏ những phiền não trong ngày đó là vận động cơ thể. Đi bộ, chạy xe đạp, tập gym.. Đừng chỉ nằm ườn trên giường và cảm thấy thương thay cho bản thân. Đứng lên, dịch chuyển, và giải quyết hết mọi suy nghĩ tiêu cực.
3. Ở gần những người thân yêu 
Gia đình và bạn bè là liều thần dược tốt nhất bạn có thể có cho những lúc buồn bã.Ngay cả khi không nhìn thấy họ, hãy làm một cú điện thoại trò chuyện với người mà bạn yêu thương. Thỉnh thoảng tất cả những gì bạn cầm là ai đó lắng nghe tâm tư để bạn có thể trút hết mọi phiền hà.
4. Cười nhiều

Chúng ta đôi khi sống quá nghiêm túc. Nhưng hãy thử đặt mình vào cách nhìn khác: cảm xúc hiện tại chỉ là một khoảnh khắc bé nhỏ trong hàng ngàn những cảm xúc mà bạn sẽ trải nghiệm trong suốt cuộc đời.
Hãy nhớ rằng, nỗi buồn bực chỉ là tạm thời. Chọn lấy một bộ phim hài hước, một tv show tràn ngập tiếng cười, lên youtube xem các clip vui vui. Bạn sẽ lấy lại tinh thần chóng thôi.
5. Ăn uống điều độ
Chúng ta dường như có thói quen ăn nhiều hơn khi cảm thấy buồn chán, đặc biệt là các thể loại junk food. Hãy làm ngược lại thói quen thông thường này rồi cơ thể bãn sẽ cảm ơn sau này. Ăn những thực phẩm tốt như rau củ, các loại hạt…
Ăn những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn và bồi đắp đầy đủ dinh dưởng cho cơ thể. Vừa đẩy lùi trạng thái tiêu cực, vừa khoẻ cả người.
6. Thở thật sâu
Nghe thì có vẻ là chuyện nhỏ nhặt, nhưng việc thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và xua tan một cái đầu âm u. Hãy thử dành vài phút tập trung chuyên sâu vào việc thở, chỉ thở thôi. Thở thật chậm và sâu, mọi ý nghĩ tiêu cực sẽ trôi ra theo mỗi luốn thở ra.
7. Chơi với động vật
Thú nuôi chính xác là những nhà trị liệu vô cùng thông minh. Chúng có thể đánh hơi thấy mỗi lúc bạn buồn. Vậy nên hãy thử dành thời gian chơi đùa với chó, mèo, thỏ, nhím, rùa.. chúng sẽ xua đi mọi căng thẳng trong bạn.
8. Làm điều gì đó tuỳ hứng
Khi ngã vào hố sâu của chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Ít ai biết rằng, một trong những cách đẩy lùi tiêu cực đó chính là làm điều gì đó bằng cảm hứng, thích là làm.
Thử làm một chuyến đi thăm bạn bè lâu ngày không gặp, đi đến một cửa hiệu ưa thích, mua sắm một đôi giày mới.. Hãy tự tạo nên những hứng thú cho chính mình.
9. Đọc những thứ khơi gợi cảm hứng
Sức mạnh vi diệu của ngôn từ có thể xốc vác bạn dậy, chữa lành những tổn thương. Lên google và tra những câu thuật đầy cảm hứng. Xem một đoạn nói chuyện của diễn giả nổi tiếng hoặc nhà thơ, nhà văn bạn yêu thích.
10. Chăm chú hoàn thành công việc
Đây là cách dễ nhất để đẩy lùi những tiêu cực ra khỏi đầu: kiếm một việc gì đó để làm. Dù nó là công việc thường nhật, việc nhà, việc dự án.. thì bạn cũng nên giải quyết chúng. Vừa được việc lại vừa giải phóng đầu óc.

Đợi chờ để làm gì?

những việc nên làm khi bạn muốn bỏ cuộc

những việc nên làm khi bạn muốn bỏ cuộc ,Nghĩ về lý do tại sao bạn bắt đầu, nghĩ tới thành quả công việc… sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực. 

1. Không bao giờ quên lý do theo đuổi mục tiêu
Có thể bạn có lý do chính đáng cho việc từ bỏ mục tiêu của mình nhưng hãy nhìn lại và tập trung cho nó, nhắc nhở chính mình vì sao lại theo đuổi công việc này.
Cố gắng lấy lại cảm xúc càng nhiều càng tốt, luôn luôn ghi nhớ trong đầu về những giá trị to lớn mà mục tiêu mang lại cho bạn, điều này vô cùng quan trọng. Mỗi khoảnh khắc bạn nghĩ tới 2 chữ “bỏ cuộc” hãy nghĩ đến những lợi ích bạn sẽ có nếu như bạn kiên trì hơn.

2. Hãy nghĩ tới những điều bạn đã thành công
Chắc chắn, không ít lần trong quá khứ bạn là người thành công. Những thành công này có thể giống với những gì đang diễn ra trong thực tại nhưng cũng có thể hoàn toàn khác biệt.
Bạn có quyền tự hào về những điều này, mặt khác đây cũng là nguồn động lực để thôi thúc ý chí quyết tâm của bạn. Bạn có thể sử dụng những nguyên tắc thành công của mình trong quá khứ để áp dụng cho mục tiêu trong hiện tại. Cố gắng xem xét mục tiêu gần đây nhất bạn đạt được, bạn đã làm những gì và làm thế nào mà có được điều đó. 
Đó là một cách tiếp cận rất tốt và mang tính thử nghiệm. Hãy thử nghĩ tới những người đang cố gắng bỏ thuốc lá hoặc cai rượu vì bác sĩ thông báo rằng họ có thể sẽ chết vì những điều đó. Cảm giác sợ hãi là động lực thúc đẩy rất hữu hiệu nếu được áp dụng đúng lúc. Nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn tiếp tục từ bỏ. Vị trí của bạn sẽ ở đâu, cuộc sống sẽ như thế nào trong vài tháng hay thậm chí vài năm?3. Nghĩ về kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra

Tưởng tượng ra một bức tranh sinh động và đừng đánh giá thấp các kết quả này. Suy nghĩ về những điều tồi tệ nhất và tự hỏi chính bạn, liệu bạn có thực sự muốn đứng ở vị trí đó. 
4. Khẳng định con đường dẫn tới thành công
Xác định hướng đi thành công cùng với động lực thúc đẩy sẽ thực sự tiếp thêm năng lượng và sự quyết tâm cho bạn. Những lời khẳng định giống như "Tôi có thể làm được", "Tôi là người thành công"; "Tôi nhất định đạt được mục tiêu"; "Tôi không sợ bất kì thách thức hay chướng ngại vật nào"... sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều.

Nhắc đi nhắc lại những lời khẳng định trên nhiều lần sẽ khơi nguồn cảm hứng, những cảm xúc tích cực trong bạn và khiển bạn khao khát tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Đôi khi, chúng ta không nhận ra rằng bộ não của mình có thể phá hoại những nỗ lực. Hãy tự hỏi chính mình, bạn đã nghe và nhìn thấy gì khi bạn muốn bỏ cuộc? Thông thường trong trường hợp này sẽ có một hình ảnh lướt nhanh trong tâm trí của bạn. Nó có thể là những khó khăn để đạt được mục tiêu hoặc những niềm vui khi từ bỏ.5. Kiểm soát não bộ

Ví dụ như, khi bạn quá lười tới phòng tập thể dục, não bộ sẽ bảo bạn đừng đi và đưa ra vô số lý do trước khi bạn ra ngoài như thời tiết bên ngoài không được tốt lắm hay nằm trên giường thoải mái hơn nhiều... Tất cả các lý do đó có thể tác động tới quyết định của bạn. 
Mỗi khi bạn bắt đầu đấu tranh với tâm trí của mình, hãy cố gắng lắng nghe cuộc tranh luận giữa lý trí và tình cảm. Điều này sẽ kích động một số cảm xúc trong cơ thể bạn. Bạn có thể thấy trong mình có nhiều thay đổi, bạn cũng sẽ nhận ra rằng ý nghĩ bỏ cuộc đã không còn thường trực trong đầu bạn, bạn lại tràn đầy động lực và năng lượng.

Nếu bạn vẽ ra những kết quả đang mong đợi trong tâm trí, bạn cần thực hiện thêm một bước nữa. Sử dụng kĩ thuật giống như trên, tưởng tượng ra một bức tranh tươi sáng và đầy màu sắc, ngay sau khi có cảm hứng, hãy bắt đầu khởi động. 
6. Chơi với những người đã thành công
Đây là nguồn cảm hứng rất lớn nếu bạn chơi với những người đã đạt được những điều mà bạn đang cố gắng chạm tay vào. Thành công của họ sẽ tạo cho bạn động lực phấn đấu và mục tiêu của bạn có vẻ thực tế hơn khi biết chắc họ đã từng thành công. Họ là bằng chứng sống để chứng minh rằng mọi thứ đều có thể làm được nếu mình thực sự khát khao sở hữu nó.

Ngoài ra, họ cũng sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm, kiến thức và bài học hết sức quý giá. Họ sẽ giúp bạn biết bạn phải làm những gì và làm thế nào để làm được điều đó. Họ là những người hỗ trợ tuyệt vời khi bạn rơi vào tình huống khó khăn. Những người thành công thì luôn sẵn sằng giúp đỡ người khác vì họ biết rõ cái giá phải trả để được thành công.

LỢI THẾ NỔI BẬT CỦA VIỆC NÓI TỐT

LỢI THẾ NỔI BẬT CỦA VIỆC NÓI TỐt
1. Có được việc làm tốt: 

Thời này không dễ kiếm việc, nhất là việc ưng ý mình. Và trong quá trình đi xin việc, bạn phải rõ điều này: 60% quyết định tuyển dụng dựa vào khả năng tạo thiện cảm và 40% là các kỹ năng khác. Không biết trình bày tốt các giá trị, thể hiện năng lực mình, bạn chinh phục được nhà tuyển dụng không?



2. Thăng tiến trong công việc: 

Muốn thăng tiến, bạn phải thể hiện, phải cho cấp trên thấy rõ lý do tại sao họ phải bổ nhiệm bạn vào vị trí cao hơn. Đó là khi bạn phải truyền cho thông, phải trình bày thuyết phục, cho họ rõ về ý tưởng, kế hoạch lớn lao của mình. Ngoài ra, ở vị trí cao, bạn còn phải “lấy được con tim” nhân viên nữa.

3. Ký được nhiều hợp đồng hơn: 
Muốn bán hàng tốt, bạn phải nói cho giỏi, cho thuyết phục: có khả năng đặt câu hỏi, dùng lời nói đánh trúng tâm lý, cho khách thấy rõ ích lợi sản phẩm, và truyền cảm hứng để họ quyết định mua hàng. Có vậy, bạn sẽ đánh đâu thắng đó, trở thành người sale bất bại trên thương trường.
4. Xây dựng diện mạo bản thân mạnh mẽ hơn: 

Nếu như lời nói giúp bạn thể hiện giá trị độc đáo và bản sắc chính mình, thì việc ăn nói rõ ràng, hùng hồn, thuyết phục sẽ giúp bạn tạo dựng được một bộ mặt riêng biệt, đặc sắc về chính bản thân mình. Bạn sẽ tạo dựng được một thương hiệu cá nhân vô cùng độc đáo.

5. Tạo dựng tốt các mối quan hệ: 

Có ai muốn kết thân với một người ăn nói không thông, bày tỏ suy nghĩ của mình kém? Không cho người ta thấy rõ được bản thân mình có giá trị thế nào, để người ta có thể tin tưởng và muốn xây dựng với mình một mối quan hệ hữu hảo, dài lâu và cùng mang lại giá trị cho nhau?

6. Gia tăng quyền lực: 

Lời nói có uy lực. Biết cách dùng lời nói và trình bày hiệu quả, bạn sẽ gia tăng được uy lực và sức mạnh của mình trong mắt người khác. Khi đó, mọi lời bạn nói ra đều đánh thẳng vào con tim người nghe, khiến họ phải “quy phục” và sẵn sàng hỗ trợ, cũng như hành động theo những gì bạn muốn.

Đó là những lợi thế khi bạn giỏi về khả năng trình bày thuyết phục. Còn rất nhiều lợi thế khác bạn có thể kể ra, và bạn sẽ được nghe kể rõ cũng như sẽ được chỉ dẫn tận tình để tạo được sức mạnh ưu việt cho bản thân và cuộc sống mình nhờ việc biết cách ăn nói.

Con đường phía trước còn dài không phải lý do để đi chậm lại.

Con đường phía trước còn dài không phải lý do để đi chậm lại. 

Còn nhiều việc để làm không phải lý do để thấy nản lòng. Đó là lý do để bắt đầu, để trưởng thành, để tìm những con đường mới, để đi vào bên trong và khám phá sức mạnh, sự tận tụy, lòng quyết tâm và tính kỷ luật. Con đường phía trước còn dài và gian khó, và tràn đầy cơ hội ở từng ngã rẽ. Hãy bắt đầu điều cần bắt đầu. Hãy kết thúc điều cần kết thúc. Bước lên đường. Vững bước trên đường. Ngay lúc này bạn ở đoạn đầu của cuộc hành trình. Thật là một nơi tuyệt diệu! Cứ tưởng tượng tất cả những điều bạn sẽ học, tất cả những người bạn sẽ gặp, tất cả những trải nghiệm bạn sẽ có. Hãy thấy biết ơn rằng con đường dài và đầy thử thách, bởi đó là nơi bạn sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp nhất mà cuộc đời có thể cho bạn.

10 CUỐN SÁCH DẠY LÀM GIÀU NÊN ĐỌC


Hành trình làm giàu phải có công cụ nào đó để hỗ trợ và những cuốn sách có thể giúp bạn xây dựng suy nghĩ, sự nhiệt tình và kiến thức để trở nên thành công.

Không vốn vẫn có thể làm giàu

1. The Millionaire Next Door (Người hàng xóm triệu phú)
Tác phẩm được viết bởi Thomas J. Stanley và William D. Danko, xuất bản lần đầu vào năm 1996. Trong tác phẩm này, các tác giả đã chỉ ra 7 bước quan trọng mà các triệu phú ở Mỹ thường trải qua. Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả chính là tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được. Bằng cách đó, bạn có thể tránh được việc mua sắm bốc đồng và đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.
2. Rich Dad, Poor Dad ( Cha giàu, cha nghèo)
"Cha giàu, cha nghèo" là cuốn sách rất được yêu thích của tác giả Robert T. Kiyosaki. Hãy đọc nó nếu bạn muốn xây dựng con đường đến giàu có từ khi còn trẻ. Trong tác phẩm, Kiyosaki đã chỉ ra những yếu tố và thói quen khác biệt giữa cha của ông - một người có học thức cao nhưng vẫn nghèo khó và một người cha khác - tuy bỏ học nhưng lại trở thành một triệu phú tự thân.
3. How rich people think (Người giàu nghĩ như thế nào)
Tác giả của cuốn sách - Steve Siebold đã dành 30 năm để phỏng vấn 1.000 triệu phú và tỷ phú để tìm ra sự khác biệt giữa họ với những người bình thường khác. Trong cuốn sách này, Siebold đã đưa ra các bước hành động cụ thể để giúp những người có tham vọng làm giàu đạt được mục tiêu của mình.
4. Think and Grow rich (Nghĩ giàu và Làm giàu)
Được viết vào đúng thời kỳ Đại suy thoái, tác giả Napoleon Hill đồng thời là cựu cố vấn của Tổng thống Franklin Roosevelt đã phỏng vấn hơn 500 người thành công để tìm ra chìa khóa để trở nên giàu có. Cuốn sách bán chạy kinh điển này khuyên bạn nên bắt đầu lập kế hoạch bằng cách thiết lập mục tiêu và hiểu rõ mong muốn kiếm được bao nhiêu tiền của mình. Tất cả bắt đầu xuất phát từ suy nghĩ và sau đó là hành động của bạn.
5. You’re So Money: Live Rich, Even When You’re Not (Bạn giàu có: Sống theo kiểu giàu có, ngay cả khi bạn không được như vậy)
Hướng đến những người thu nhập thuộc tầng lớp trung lưu, tác giả Farnoosh Torabi gợi ý các cách thức giúp bạn có thể tiết kiệm tiền trong một số lĩnh vực cuộc sống. Cuốn sách đưa ra những lời khuyên rất hữu ích cho những người trẻ tuổi. Với cách tiếp cận dí dỏm, hài hước và súc tích, tác giả đã giải thích cho người đọc thấy cách họ có thể kiểm soát tình hình tài chính của mình trên con đường làm giàu.
6. The Richest Man in Babylon (Người giàu nhất ở Babylon)
Được viết bởi George S. Clason, cuốn sách đưa ra các nguyên tắc và bí quyết làm giàu. Tác phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách truyền cảm hứng nhất về chủ đề tiết kiệm, lập kế hoạch tài chính và tài sản cá nhân đồng thời đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề tài chính một cách hiệu quả. Những bí mật như cách giữ tiền hay kiếm nhiều hơn bằng cách đầu tư, cách thức để làm gia tăng giá trị đã khiến "Người giàu nhất Babylon" trở thành cuốn sách bán chạy nổi tiếng.
7. The Science of Getting Rich (Khoa học làm giàu)
Bạn luôn phải trang bị kiến thức khi muốn trở nên giàu có.
Tác giả Wallace Wattle cung cấp những kiến thức làm giàu thông qua tư duy tích cực. Cuốn sách nhấn mạnh bạn chỉ giàu có khi bạn trang bị cho mình những suy nghĩ tích cực để thu hút nó. Ví dụ, nếu bạn tin rằng tiền bạc là xấu xa, bạn sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền.
8. The Automatic Millionaire (Triệu phú tự động)
David Bach giải thích rằng bạn không nhất thiết phải làm giàu bằng một ngân sách đã có sẵn, nhưng cần phải đặt ra một kế hoạch cụ thể. Cuốn sách cung cấp các nguyên tắc bất hủ, bao gồm áp dụng cho số điện thoại, trang web và những yếu tố nhằm giúp bạn bắt đầu trên con đường đến với sự giàu có trong vòng một giờ.
9. Screw It, Let’s Do It: Lessons in Life (Mặc kệ nó, làm tới đi: Bài học cuộc sống)
Được viết bởi doanh nhân dày dạn kinh nghiệm đồng thời là nhà tỷ phú - Richard Branson, cuốn sách kể lại quá trình thành thành công của tác giả và gợi ý cách thức giúp bạn làm được điều tương tự. Screw It, Let’s Do It: Lessons in Life dựa trên kinh nghiệm cá nhân, những bài học quan trọng đã ảnh hưởng đến Richard Branson và chắc chắn giúp ích như bạn muốn trở nên giàu có.
10. The Millionaire Fast Lane (Triệu phú thần tốc)
The Millionaire Fast Lane chỉ ra sự khác biệt giữa những gì bạn không thể và có thể làm. Bỏ qua lời khuyên phổ biến và lựa chọn con đường khác thường cũng là một cách để đạt được sự giàu có và an ninh tài chính.

Bill Gates: “Mọi người đừng bỏ học như tôi“

Tỉ phú giàu nhất thế giới Bill Gates gần đây đã viết trên blog của mình bàn về tầm quan trọng của việc đi học.

Bill Gates: “Mọi người đừng bỏ học như tôi“ Ông cho biết: “Mặc dù tôi bỏ học và có được những may mắn trong sự nghiệp của tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng bằng đại học sẽ là con đường vững chắc giúp bạn đi tới thành công. Cho nên, mọi người đừng bỏ học như tôi”.
 

Ảnh: CNN
“May mắn” có lẽ là cụm từ thích hợp với tỉ phú Bill Gates nhất. Ông đã bỏ học trường đại học Harvard năm 1975, và thành lập nên Microsoft. Hiện nay, ông đang được vinh danh là người đàn ông giàu nhất thế giới và cũng là một trong những người giàu nhất lịch sử nước Mỹ.
Vị tỉ phú này giải thích rằng việc có được bằng đại học không chỉ giúp bạn có được công việc lương cao dễ dàng, mà còn giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển năng động hơn.
Mỹ dự kiến sẽ cắt giảm 11 triệu công nhân có tay nghề cao vào năm 2025. Ngoài ra, hai phần ba ngành nghề trong quốc gia này sẽ đòi hỏi bắt buộc phải đạt giáo dục sau trung học, theo một nguồntin từ báo cáo gần đây của Trung tâm Giáo dục và lực lượng lao động của Đại học Georgetown.
Bản báo cáo này cũng cho biết thêm rằng 1/5 dân số ở độ tuổi lao động (tương đương với 36 triệu người Mỹ) đã bắt đầu học đại học và sau đó bỏ học.
Theo tỉ phú Bill Gates, lý do mà những sinh viên thường bỏ học giữa chừng là chi phí gia tăng dẫn đến sự thiếu chuẩn bị. Nhiều sinh viên đang phải gánh nợ, và họ cảm thấy áp lực trước hệ thống và chi phí học tập.
Theo đó, tỉ phú Bill Gates đã cam kết sẽ tạo điều kiện cho sinh viên học tập với chi phí hợp lý hơn để giúp học theo đuổi sự nghiệp học tập đến cùng.
Tuy nhiên, dường như vẫn còn quá nhiều sinh viên chưa nhận thức được lợi ích kinh tế từ việc tốt nghiệp đại học. Tiền lương đối với những người lao động có trình độ đại học đã giảm 1,3% trong năm ngoái, trong khi tiền lương cho những người đã bỏ học trung học vẫn duy trì mức độ ổn định, theo phân tích của Viện Chính sách kinh tế dựa trên số liệu của Bộ Lao động.

HÃY THAY ĐỔI MỖI NGÀY

Có một câu chuyện kể về con cóc và xô nước. Nó minh họa cho qui luật tình hình thường không xấu đi ngay tức khắc…

 hãy thay đổi mỗi ngày

Nếu bạn bỏ một con cóc thông minh và mập mạp vào xô nước nóng, con cóc sẽ làm gì? Ngay lập tức, con cóc quyết định: “Chẳng có gì thích thú, mình phải đi ngay thôi!”. Nó sẽ nhảy ra.

Nếu bạn cũng bỏ chính con cóc này vào trong xô nước lạnh và đặt xô lên bếp… đun nóng từ từ. Điều gì sẽ xảy ra? Con cóc thư giãn… vài phút sau đó nó tự nhủ: “Ở đây thật ấm áp”. Chỉ một vài phút sau, con cóc bị luộc chín.

Ý nghĩa câu chuyện này là gì? Mọi cái đều có quá trình của nó. Cũng giống như con cóc, chúng ta mù mờ và thình lình mọi việc trở nên quá muộn. Chúng ta cần biết chuyện gì đang xảy ra.

Câu hỏi: Nếu bạn thức dậy vào sáng mai và biết mình tăng 20kg, bạn có lo lắng không? Dĩ nhiên là bạn lo và gọi cấp cứu: “Xin đến ngay, tôi bị mập!”. Nhưng khi sự việc xảy ra dần dần, tháng này 1kg, tháng khác 1kg và chúng ta có xu hướng lờ đi.

Khi bạn tiêu vượt quá ngân sách của mình 10 đôla một ngày thì dường như chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, bạn sẽ cháy túi. Đối với những người bị nợ nần, bị phát phì hay bị ly dị, thường thì đó không phải là một tai họa lớn – vì mỗi ngày nó xảy ra một chút, và rồi một ngày nọ “ùm!”. Họ lo lắng: “Chuyện gì đã xảy ra nhỉ?”.

Cuộc sống luôn mang tính tích lũy. Mỗi ngày một chút như những giọt nước làm mòn phiến đá. Qui luật con cóc bảo chúng ta phải nhìn nhận xu hướng. Mỗi ngày chúng ta phải tự hỏi mình đang nhắm đến đâu? Đích mình cần đi đến là gì? Mình có tiến bộ hơn không? Khỏe hơn, hạnh phúc hơn và thịnh vượng hơn năm ngoái không? Nếu không, chúng ta cần thay đổi việc mình đang làm.

Đây là điều đáng sợ nhất – không có sự đứng yên! Bạn phải tiến lên hoặc lùi lại!

ST

BẠN CÓ DÁM TỪ BỎ ƯỚC MƠ?

Chỉ đam mê thôi là chưa đủ.

Tôi là người hay mơ mộng. Ừ, người ta nói không ai đánh thuế giấc mơ nên ngại gì mà không mơ. Nhưng cũng đừng đắm chìm vào mộng tưởng mà quên đi thực tại của mình. Những giấc mơ của tôi, tôi biết là không thể thực hiện được. Vì nhiều quá, lung tung quá. Đến một ngày ngấm lại, mình chẳng khác gì kẻ điên. Điên đến mức tôi từng viết ra một kịch bản đầy những màu hồng cho cuộc đời mình.
ban-co-dam-tu-bo-uoc-mo
Lúc nhỏ, tôi hay đọc các câu chuyện cổ tích. Trong đó các nhân vật chính luôn được sự giúp đỡ từ các bà tiên, ông bụt và luôn kết thúc có hậu. Bây giờ trong giấc mơ của tôi cũng viết sẵn rằng sẽ có ai đó thay thế ông bụt, bà tiên kia giúp tôi. Rốt cuộc chẳng có ai cả, các vị ấy chỉ có trong cổ tích thôi. Cuộc sống bon chen, xồ bồ, vội vã, lâu lâu mới gặp được...người tốt. Chẳng ai giúp được ta ngoài chính bản thân ta. Ông bụt, bà tiên ấy tồn tại ngay trong con người mình vậy.
Khi còn trên ghế nhà trường, ước mơ của con người thật đẹp, thật to. Theo thời gian, ước mơ đó hoặc phai nhạt hoặc nhỏ bé dần. Khi đó, con người ta trưởng thành rồi đấy. Ước mơ dù vĩ đại tới mấy mà phi thực tes. Không thực hiện được thì chỉ là hão huyền mà thôi. Tôi nhớ rằng mình từng hỏi một lão ăn xin rằng ước muốn của ông là gì. Ngay lập tức ông ấy trả lời là chỉ muốn có một ngôi nhà bình thường, đủ để che mưa, che nắng thôi. Tại sao ông không ước muốn gì đó to lớn hơn. Tôi ngạc nhiên nghe ông trả lời: Với số tiền mà những người tốt bụng hằng ngày qua lại ném cho ông thì tích cóp tới cuối đời ông đủ khả năng để có một mái nhà nho nhỏ để không phải nhắm mắt xuôi tay trên một vỉa hè hay gầm cầu nào đó, và ông đủ cơ sở để ước mơ điều đấy.

Thế đấy, tôi thấy mơ ước của mình chằng là gì so với ông dù nó to lớn hơn nhiều vì tôi biết chắc không thể nào nó thành hiện thực. Tôi muốn trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng với khả năng có hạn của mình thì tôi đành đập tan cái ước mơ đó mà dán mắt vào ti vi để xem các cầu thủ thực sự đá bóng thôi. À, đừng cười tôi nhé, đó chỉ là một trong số nhiều ước mơ điên rồ của tôi, như khi nãy tôi đã nói là nó quá nhiều, quá lung tung rồi mà.
Gía như chúng ta có thể dùng đôi tay mình để vẽ lên những gì mắt mình nhìn thấy. Chỉ đam mê thôi là chưa đủ. Nó phải thực tế nữa. Đừng cố theo đuổi ước mơ khi không đủ khả năng, chẳng khác nào theo hình đuổi bóng!
Và bạn, ban ước mơ gì?

Ra trường, thất nghiệp, không xu dính túi... tất cả đã dạy cho tôi những gì?

Quan trọng nhất là "thái độ", mọi chuyện chỉ là tạm thời và cuối cùng là luôn "tin tưởng".
- "Tôi đã học đại học và ra trường đúng hạn y như người ta bảo, tại sao ba tháng rồi mà vẫn thất nghiệp?" . Đó là câu hỏi của Eric M.Ruiz khi mới ra trường và chưa tìm được việc làm. Anh nhận ra một tấm bằng là không hề đủ.

- Trong thời gian khó khăn ấy, Eric đã học được rất nhiều điều cần thiết mà những sinh viên mới ra trường đều nên biết, trước khi anh vươn lên được tới vị trí lãnh đạo mảng kinh doanh tại Mỹ Latin, giám sát bán hàng và chiến lược cho Waze - một trong những công ty lớn nhất làm về app giao thông và định vị - như ngày hôm nay.

Tôi đã làm y như người ta bảo: Vào đại học, vay ngân hàng để đi học, ra trường đúng hạn. Tại sao ra trường ba tháng rồi tôi vẫn thất nghiệp?

Năm 2010, tôi tốt nghiệp Đại học Bang San Diego, cứ tưởng sẽ bắt đầu được một sự nghiệp sáng giá trong ngành sale hay quản trị quốc tế nhưng cuối cùng lại vỡ nợ và phải về nhà.

Tôi đã sai lầm khi cho rằng cầm một tấm bằng bốn năm đại học trong tay là đủ để bước chân qua cánh cửa của mọi công ty. Nếu bấy giờ là... những năm 1980 thì điều đó có thể, tiếc thay bây giờ đã là thập niên của năm 2010.

Nói theo một nghĩa nào đó, tôi lại phải bắt đầu sự nghiệp giáo dục bản thân lại từ đầu. Vào đúng lúc thất nghiệp khó khăn ấy tôi đã tự bồi dưỡng những thói quen, kỹ năng giúp mình có cơ hội vươn tới công việc trong mơ.

Đọc và học không ngừng nghỉ

Tôi bắt đầu lao vào đọc những thứ liên quan tới kinh doanh, marketing và công nghệ. Do tình trạng tài chính bi đát, tôi không đủ tiền mua sách của Barnes & Noble, thế nên tôi đã làm những gì mà một sinh viên mới ra trường đang thất nghiệp nhưng đầy ắp tham vọng và nghị lực có thể làm: Ngày nào tôi cũng tới tận Barnes & Noble, cầm sách và đọc đến khi nào hết hoặc khi đôi mắt đã thấm mệt.

Tôi đã đọc vô số sách nhờ cách "tiết kiệm" đó, tôi nói điều này không phải để khoe khoang mà chỉ để giải thích rằng, khi người ta khao khát một thứ gì đó, gần như không gì có thể cản đường họ.

Có bậc thầy dẫn dắt để đi đúng đường

Một lần nọ tôi đọc được cuốn "One Simple Idea" của tác giả Stephen Key, chương đầu kể rằng ông lớn lên ở Bắc California, dần dần ông đã bước chân được đến thị trấn nông nghiệp nhỏ bé của Modesto để nuôi sống gia đình.

Tôi hết sức bất ngờ vì không thể tin rằng Stephen Key, tác giả yêu thích của tôi, người chủ tọa đàm của những cuộc hội thảo tôi từng tham gia, người đã thay đổi suy nghĩ của tôi về bán hàng bằng cold-calling (thuật ngữ chỉ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng điện thoại, tuy nhiên khách hàng thường không thích thú với việc này), hóa ra đã có một thời gian lâu dài sống ở ngay chính quê hương tôi.

Tôi đã bấm điện thoại cả tiếng đồng hồ để soạn cho ông một bức thư ngắn và ngày hôm sau thì nhận được lời phản hồi rất thân thiện. Mùa hè năm đó chúng tôi quen biết nhau. Sau ba năm, tới tận bây giờ, Stephen vẫn là người thầy, người bạn tuyệt vời, khuyên bảo và dẫn dắt tôi trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Một trong những khó khăn cho những ai xuất thân từ vùng đất nhỏ đó là không có thầy giỏi về kinh doanh để học hỏi, họ nghĩ rằng trở thành một doanh nhân thành đạt là điều không thể. Vậy chẳng lẽ chỉ những người đến từ thành phố lớn mới thành công?

Không hề, chính Stephen từng sống ở vùng quê nhỏ của tôi đó thôi, ông đã thành công thì tại sao tôi lại không thể? Còn trên cả khuyên bảo và dẫn dắt, ông đã chứng minh cho tôi thấy rằng đường tới ước mơ không chỉ khả thi mà còn rất gần nữa.

Ông nói với tôi rằng thái độ làm nên thành công nhiều hơn cả bằng cấp hay quan hệ. Nói cách khác, ông đã tin tưởng tôi trước cả khi tôi dám đặt niềm tin vào bản thân.

Đừng ngần ngại đi xin lời khuyên

Arman, một người bạn đại học của tôi, được Google nhận vào làm việc. Một trong những điều tôi học được từ Stephen là đừng sợ cái việc đi xin lời khuyên, nhất là từ những người đang làm thứ mà bạn muốn.

Tôi bèn hỏi Arman làm thế nào cậu ấy vào được Google, liệu tôi có thể làm điều gì tương tự không. Arman chỉ cho tôi một cách rất hào hứng, còn giới thiệu tôi cho người anh em họ của cậu ấy đang làm tuyển dụng cho một start-up tên là Zimride. Công ty này vừa hay đang tìm kiếm nhân viên bán hàng cấp thấp.

Mấy tháng sau, tôi được Zimride phỏng vấn. Tuy thiếu kinh nghiệm nhưng cuối cùng tôi cũng được Zimride cho thử việc một tháng. Tôi đã có cơ hội, nếu làm việc chăm chỉ, vượt mục tiêu công ty đặt ra, tôi sẽ có thể được vào làm full-time.

Một tuần trôi qua, tôi được chủ tịch Johm Zimmer gọi vào nói chuyện. Tôi háo hức mong chờ được nghe chủ tịch chia sẻ về tầm nhìn, kế hoạch cho công ty và những gì tôi có thể góp sức. Nhưng mọi thứ không như tôi tưởng, hóa ra đội sale phải thay đổi cấu trúc, và vị trí của tôi bị xóa sổ.

Tôi mất việc, dù chủ tịch John có nhấn mạnh rằng điều đó không phải do biểu hiện của tôi không tốt. Mới được một tuần đã mất việc, tôi tới San Francisco để chuẩn bị cho kế hoạch khác.

Làm luôn đi! Không có "lúc khác" đâu!

Một tuần sau, tôi đã có mặt ở Palo Alto và ăn trưa cùng người bạn cùng phòng mới tên là Stefan. Để trấn tĩnh tôi, cậu ta giới thiệu rằng mình có vài người bạn ở Google, Facebook và không quên nhắc tôi ở Palo Alto có rất nhiều start-up, ví dụ như Waze, một trong những công ty lớn nhất làm về app giao thông và định vị.

Tôi đã nghe nói nhiều về Waze nhưng trước đó cứ ngỡ công ty chỉ có ở Israel, nên tôi rất tò mò không hiểu văn phòng ở Mỹ sẽ như thế nào. Tôi lấy ngay điện thoại ra tìm kiếm trang chủ của Waze, và thấy công ty đang tuyển thực tập PR, chuyên phát triển các chiến dịch social-media và làm các nhiệm vụ marketing khác. Tôi đã có kinh nghiệm trong mảng này và tôi biết mình có thể làm được.

Chỗ chúng tôi ngồi cách Waze có một đoạn. Ngay lập tức tôi tắt điện thoại, đứng dậy toan đến ngay văn phòng của Waze để lấy thêm thông tin về vị trí thực tập. Stefan nhìn tôi, gật đầu và cười: "Tôi thích thái độ đấy! Chúc may mắn!" Mười phút sau tôi quay lại với một tấm danh thiếp trên tay, tôi đã để lại thư thoại cho người tuyển dụng và sẽ e-mail cho anh ta tối nay.

Tôi không thể ngờ rằng, chính giây phút ấy đã mang lại cho tôi một cơ hội làm thay đổi cuộc đời vĩnh viễn. Và như bạn thấy đấy, giờ đây tôi là người lãnh đạo mảng kinh doanh tại Mỹ Latin, giám sát bán hàng và chiến lược cho Waze.

Nếu không trải qua những bài học từ khi còn đang thất nghiệp thì bây giờ tôi đã không ngồi đây mà viết những dòng này. Là một người mới bước chân vào nền kinh tế mới mẻ này, tôi đã phải đối diện với câu hỏi "Anh có bằng cấp ấy hả, thì sao?". Điều mà tôi học được chính là: phải học không ngừng nghỉ và luôn chủ động trong việc tìm kiếm người dẫn dắt và mối quan hệ.

Tôi học và đọc không ngừng. Dọc hành trình tôi đã gặp được những người chỉ đường rất sáng suốt và rộng rãi, họ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ tích cực.

Nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất trên con đường từ một sinh viên vỡ nợ tới một lãnh đạo sống ở New York chính là: Mọi chuyện chỉ là tạm thời. Tình trạng hiện tại dù có tốt hay xấu thế nào cũng sẽ không kéo dài mãi mãi.

Người ta thường có sẵn những yếu tố nội tại để thành công: khát vọng và ý chí học tập. Ý chí ấy sẽ thúc đẩy người ta vươn tới những người thầy giỏi và những mối quan hệ có lợi. Họ chỉ cần tin tưởng vào quá trình mà thôi. Mà thông thường, tin tưởng - yếu tố đưa ta tới những cơ hội tuyệt vời - lại là việc khó khăn và thách thức nhất.