CÁC BƯỚC CĂN BẢN ĐỂ HỌC PLC
Trong khi muốn học hay làm bất việc gì ta đều cần trang bị cho mình một cái nhìn tổng quan về việc chúng ta cần làm. Nó được ví như việc mình muốn xây một cái nhà thì cần phải biết định xây bao nhiêu tầng, nhà hướng nào, móng nhà sâu bao nhiêu...?
Bài viết này bao gồm các bước cần học cơ bản nhất để học và nắm rõ tất cả PLC các hãng. Nó bao gồm các bước sau:
1. Các kiến thức nhập môn PLC bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về toán học đại số, logic, kỹ thuật số, truyền số liệu,... kiến thức này chúng ta sẻ được trang bị tại trường, trung tâm hay các sách về kỹ thuật cơ bản.
- Kiến thức chung nhất về các khối PLC. Cấu tạo, khả năng, ngỏ vào ra....
2. Ngôn ngữ lập trình, cách viết một ngôn ngữ lập trình, các câu lệnh cơ bản nhất khi lập trình PLC.
3. Kỹ thuật lập trình. trình logic và cách sửa lỗi khi gặp phải.
4. Phần mềm viết lập trình và mô phổng nếu cần, cài đặt phần cứng nếu có.
5. Điều khiển các biến mở và nâng cao cho ngôn ngữ lập trình tối ưu.
Tiếp theo là phải tìm hiểu nên học PLC thuộc hãng nào trước và đi sâu vào hãng nào?
Hiện trên thị trường Việt Nam thường dùng PLC và hệ thống tự động hóa của một số hãng sau: Seimens, Allen Bradley (AB) - Rockwell Automation, Mitsubishi, Omron, Schneider, Honeywell, Delta, Panasonic,.. Việc sử dụng hàng hãng nào phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Chủ đầu tư là nước nào (ví dụ Nhật thường dùng hàng Nhật), kỹ sư thiết kế đầu tiên,...
Vậy vấn đề là học PLC của hãng nào trước (chỉ ưu tiên cho người mới vào học, còn sinh viên hay kỹ sư đã học làm qua thì tại trường đã có định hướng)? Theo kinh nghiệm của nhiều kỹ sư tự động hóa có kinh nghiệm thì PLC Omron là dể học hơn cả. Nhưng PLC và hệ tự động thông dụng nhất là Seimens vì chính sách PR của hãng tốt và lâu dài.
Vậy để học tốt điều khiển lập trình PLC nên bắt đầu học Omron. Từ con thấp nhất là Zen cho đến các dòng PLC từ thấp đến cao (Phần mềm cx-programmer viết ct, cx-Simulator dùng mô phỏng), sau đó học thêm phần HMI (phần mềm cx- Designer). Cả ba phần mềm này đều được tích hợp vào Cx-one. Hiện Omron đã hoàn tất bổ sung cài đặt phần mềm lên Win 7 cho 32bit và cả 64bit.
Ngoài ra về tính năng kinh tế, bạn cũng có thể chọn Delta để học. Ưu điểm của dòng sản phẩm của hãng này là có nhiều sự lựa chọn CPU và modul phù hợp từ giải pháp nhỏ đến các giải pháp tổng thể của nhà máy. Các công cụ hỗ trợ phát triển đi kèm đồng bộ như Biến tần, PLC, kết nối mạng, màn hình HMI,... cũng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, nhược điểm là tài liệu tiếng Việt không có sẵn.
Chúng ta cần chú trọng từng bước một, học phải thực hành, thực hành mới biết mình viết sai đúng như thế nào. Nếu có phần cứng thì càng tốt không thì dùng phần mềm mô phỏng. Và chúng ta cần nhớ đôi khi thời gian chỉnh sửa một chương trình còn lâu hơn thời gian viết mới lại.
Bài liên quan